Vốn điều lệ là gì? Những điều cần biết về vốn điều lệ
Vốn điều lệ có vai trò rất quan trọng trong quá trình hoạt động của mỗi doanh nghiệp. Thế nhưng rất ít người hiểu về sự ảnh hưởng của loại vốn này đối với doanh nghiệp của mình. Vì thế, bài viết dưới đây của exodus1947.org sẽ giúp bạn hiểu rõ vốn điều lệ là gì, qua đó sẽ có cái nhìn khái quát và đúng đắn hơn.
I. Vốn điều lệ là gì?
Theo như định nghĩa trong luật doanh nghiệp, vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản do các thành viên, chủ sở hữu công ty đã đóng góp khi thành lập công ty, là tổng mệnh giá cổ phần đã bán hoặc được đăng ký mua thì thành lập công ty cổ phần.
Vì thế mà vốn điều lệ là yếu tố không thể thiếu trong cơ cấu vốn của công ty, doanh nghiệp. Loại vốn này có ý nghĩa rất quan trọng trong việc xác định tỷ lệ góp vốn của các thành viên, chủ sở hữu công ty. Từ đó, làm căn cứ để phân chia lợi nhuận, nghĩa vụ và quyền của các thành viên đóng góp vốn.
Bên cạnh đó, vốn điều lệ còn cho thấy được quy mô, năng lực và vị trí của công ty, doanh nghiệp trên thị trường. Qua đó, đối tác, khách hàng có thể tin tưởng, giao dịch với những công ty đối tác có nguồn vốn điều lệ lớn.
II. Đặc điểm của vốn điều lệ
Sau khi hiểu được vốn điều lệ là gì, bạn nên nắm chắc những đặc điểm của loại vốn này để tránh bị nhầm lẫn. Dưới đây là một số đặc điểm của vốn điều lệ:
1. Vốn điều lệ do thành viên, cổ đông cam kết đóng góp trong thời gian cố định
Theo quy định, thời hạn để thực hiện góp vốn đối với các loại hình doanh nghiệp là không thống nhất. Đối hình thức công ty cổ phần, thời hạn tham gia góp vốn là 90 ngày; trong khi đó đối với Công ty trách nhiệm hữu hạn (Cty TNHH) thì thời hạn góp vốn là 36 tháng. Chính điều này đã làm phát sinh những mâu thuẫn, tranh chấp không đáng có trong nội bộ của công ty như sự nhầm lẫn về cơ cấu sở hữu, về vốn điều lệ…
Nhằm khắc phục vấn đề này, luật Doanh nghiệp đã có quy định thống nhất về thời gian góp vốn điều lệ. Theo đó, thành viên, cổ đông cần phải thanh toán phần vốn góp, số cổ phần cho công ty đủ và đúng với loại tài sản đã đăng ký trong thời hạn là 90 ngày, kể từ ngày nhận được Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Thành viên, cổ đông chưa góp hoặc chưa góp đủ vốn theo cam kết sẽ chịu trách nhiệm tương ứng với số vốn đã kết góp với các nghĩa vụ tài chính của công ty phát sinh trong khoảng thời gian trước khi công ty đăng ký điều chỉnh vốn điều lệ với Cty TNHH và trong thời hạn phải thanh toán đủ số cổ phần đã đăng ký với công ty cổ phần.
2. Vốn điều lệ được hình thành từ nhiều loại tài sản khác nhau
Theo luật Doanh nghiệp, tài sản góp vốn có thể là VNĐ, ngoại tệ, vàng, giá trị sử dụng đất, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, các tài sản khác có thể định giá được bằng VNĐ.
Riêng đối với quyền sở hữu trí tuệ, luật Doanh nghiệp cũng quy định rõ quyền sở hữu trí tuệ được sử dụng để góp vào vốn điều lệ bao gồm quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, các quyền sở hữu khác theo như quy định. Chỉ cá nhân, tổ chức là chủ sở hữu hợp pháp những quyền này thì mới có quyền sử dụng tài sản đó để góp vốn điều lệ.
III. Doanh nghiệp có cần chứng minh vốn điều lệ?
Bên cạnh thắc mắc vốn điều lệ là gì, chủ sở hữu doanh nghiệp cũng quan tâm đến việc có phải chứng minh vốn điều lệ khi thành lập doanh nghiệp hay không.
Hiện nay pháp luật không quy định về việc chứng minh vốn điều lệ khi thành lập doanh nghiệp. Theo đó, vốn điều lệ là do doanh nghiệp tự đăng ký và tự chịu trách nhiệm về tính chính xác của nội dung đã kê khai.
Tuy nhiên nếu ngành nghề đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp có yêu cầu vốn pháp định thì vốn điều lệ không được thấp hơn, trường hợp yêu cầu vốn lý quỹ thì cần phải chứng minh vốn điều lệ.
IV. Vốn điều lệ bao nhiêu là đủ?
Hiện nay, luật doanh nghiệp không có quy định về mức vốn điều lệ cụ thể. Tùy vào khả năng kinh tế của chủ sở hữu và mục đích hoạt động mà doanh nghiệp đó sẽ tự quyết định vốn điều lệ. Thông thường doanh nghiệp cần phải xem xét các yếu tố sau:
- Khả năng, tiềm lực tài chính của chủ sở hữu doanh nghiệp
- Quy mô, phạm vi hoạt động của doanh nghiệp
- Chi phí hoạt động thực tế của doanh nghiệp sau khi thành lập
- Dự án kinh doanh ký kết với các đối tác…
1. Vốn điều lệ tối thiểu
Như đã đề cập khi giải thích vốn điều lệ là gì, do pháp luật không có quy định về giới hạn của vốn điều lệ. Vậy nên, trừ trường hợp kinh doanh những ngành nghề có quy định vốn pháp định, mức ký quỹ thì doanh nghiệp có thẻ tự chọn mức vốn điều lệ phù hợp.
Trường hợp doanh nghiệp kinh doanh những ngành nghề có điều kiện về vốn pháp định, hoặc yêu cầu ký quỹ thì vốn điều lệ tối thiểu phải bằng với mức vốn pháp định hoặc ký quỹ theo như quy định.
2. Vốn điều lệ tối đa
Pháp luật không giới hạn vốn điều lệ tối thiểu, tối đa nên doanh nghiệp có thể tự quyết định mức vốn điều lệ phù hợp.
Nếu mô hình kinh doanh lớn và có tiềm lực về tài chính, chủ sở hữu doanh nghiệp có thể đăng ký số vốn điều lệ lớn. Ngay cả trong khi quá trình doanh nghiệp đã đi vào hoạt động thì chủ sở hữu, chủ đầu tư vẫn có thể góp thêm vốn để tăng mức vốn điều lệ của doanh nghiệp.
3. Nên đăng ký vốn điều lệ cao hay thấp?
Trừ khi kinh doanh các ngành nghề yêu cầu mức vốn tối thiểu, còn lại doanh nghiệp được tùy ý chọn mức vốn điều lệ. Theo đó, vốn điều lệ không ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nhưng lại có ảnh hưởng trực tiếp đến lệ phí môn bài mà doanh nghiệp cần phải đóng.
Tùy theo mô hình kinh doanh mà doanh nghiệp cần đăng ký với mức vốn phù hợp nhưng cũng cần tính đến lệ phí môn bài đóng hàng năm. Cụ thể như sau:
- Đối với tổ chức có mức vốn điều lệ, vốn đầu tư > 10 tỷ đồng, lệ phí môn bài phải nộp là 3.000.000 đồng/năm.
- Đối với tổ chức có mức vốn điều lệ, vốn đầu tư ≤ 10 tỷ đồng, lệ phí môn bài phải nộp là 2.000.000 đồng/năm.
- Đối với chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh, tổ chức kinh tế khác, lệ phí môn bài phải nộp là 1.000.000 đồng/năm.
Trên đây là những thông tin giúp bạn giải đáp được câu hỏi vốn điều lệ là gì cũng như những thông tin về loại phí này khi thành lập doanh nghiệp. Đừng quên theo dõi những bài viết tiếp theo của chúng tôi để có thêm nhiều kiến thức hữu ích khác nhé.